CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ LONG HẢI

Chia sẻ:

Làm bảo vệ có bị giữ lương không? Giữ lương có phạm pháp không?

Rất nhiều người lao động khi tìm việc làm bảo vệ băn khoăn vấn đề bị giữ lương. Trong hợp đồng lao động, rất nhiều công ty bảo vệ đưa ra điều khoản giữ lương, giam lương người lao động. Vậy điều này là đúng hay sai?

Hiện nay, rất nhiều công ty bảo vệ đặt ra quy định giữ lương, giam lương từ 10 thậm chí tới 25 ngày. Có không ít trường hợp sau khi nghỉ việc, người lao động không được công ty chi trả số ngày lương này. Điều này khiến người lao động vô cùng bức xúc. Vậy theo luật, việc các công ty giam lương nhân viên bảo vệ là đúng hay sai? Chính xác thì làm bảo vệ có bị giam lương hay không?

Công ty có được giữ lương của nhân viên bảo vệ?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao độ

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, việc công ty bảo vệ giữ lại số ngày lương của nhân viên bảo vệ là trái pháp luật. Người lao động có thể không đồng ý với các điều khoản này khi ký hợp đồng lao động. Hoặc với nhân viên bảo vệ đang làm việc có thể kiến nghị công ty bảo vệ trả bạn toàn bộ những ngày lương bị giữ trước đó.

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) thì công ty bảo vệ giữ lương nhân viên sẽ bị:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Như vậy việc công ty bảo vệ giữ lương là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể kiến nghị trực tiếp lên công ty, nếu công ty vẫn không trả lương cho bạn thì bạn có thể kiến nghị lên Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Phòng lao động thương binh xã hội nơi siêu thị đó.

Bài viết liên quan:

Công ty giữ lương của nhân viên bảo vệ bị xử phạt thế nào?

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) thì công ty bảo vệ giữ lương của nhân viên sẽ bị:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

…………

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

………..

Trên đây là nội dung tư vấn của  CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ LONG HẢI về vấn đề băn khoăn khi đi làm bảo vệ có bị giữ lương hay không. Chúc bạn tìm được một công việc phù hợp với bản thân.